Nước rửa kính ô tô hay dung dịch rửa kính là một loại chất lỏng nằm bên trong xe có tác dụng quan trọng trong việc vệ sinh, làm sạch kính chắn gió của xe. Vậy bạn đã biết cách pha nước rửa kính ô tô sao cho chuẩn chưa? Cùng Elise tham khảo bài viết sau nhé!
Nước rửa kính ô tô là gì?
Nước rửa kính xe ô tô là loại dung dịch chuyên dụng được chứa bên trong xe. Khi kính chắn gió của xe bị dơ, bám bụi thì người lái có thể bật chức năng này. Khi bật, nước rửa kính sẽ tự động được phun lên bề mặt kính kết hợp với cần gạt mưa tự động sẽ tiến hành vệ sinh kính xe.
Bên cạnh khả năng làm sạch kính chắn gió ô tô, người dùng cũng có thể tận dụng nước rửa kính để vệ sinh các chi tiết khác như kính lái, kính chiếu hậu khi cần thiết.
Hiện nay, các loại nước rửa kính ô tô rất phổ biến trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể tự tìm mua các sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Sonax, Focar Screen Wash, Wurth, Liqui Moly,… Giá thành của các sản phẩm này cũng rất đa dạng.
Nước rửa kính xe ô tô là loại dung dịch chuyên dụng để vệ sinh kính chắn gió của xe
Pha nước rửa kính chuyên dụng với nước sạch (Khuyên dùng)
Pha nước rửa kính ô tô chuyên dụng với nước trắng được nhiều lái xe lựa chọn để thực hiện, đây cũng là phương pháp được khuyên dùng nhiều nhất. Bởi điều này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí mua dung dịch rửa kính mà vẫn đảm bảo an toàn cho các bộ phận bên trong xe khi châm nước.
Cách pha nước rửa kính ô tô với nước trắng rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị một chai nước rửa kính chuyên dụng chưa pha loãng và một chai nước tinh khiết (nước sạch, không chứa tạp chất). Tiếp đến, bạn tiến hành pha dung dịch theo tỷ lệ 1:100 đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất và trộn đều hỗn hợp rồi đưa vào bình chứa.
Tiêu chí chọn mua nước rửa kính ô tô chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước rửa kính với nhiều thương hiệu và giá cả vô cùng đa dạng. Do đó, khi chọn mua nước rửa kính chuyên dụng, bạn hãy lựa chọn nước rửa kính theo các tiêu chí sau để chắc chắn rằng loại nước rửa kính bạn chọn đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo độ nhớt: Để giúp cho lưỡi cao su có thể thoải mái trượt trên kính thì nước rửa kính phải có độ nhớt nhất định. Bên cạnh đó còn giúp quá trình lau kính bớt ồn và nước rửa không bị bắn mạnh dù xe chạy ở tốc độ lớn.
- Có khả năng tẩy rửa hiệu quả cao: Đây là điều tối thiểu mà các loại nước rửa kính xe ô tô cần phải đáp ứng được, đặc biệt là có thể tẩy cả những chất bám khó chịu như nhựa cây, dầu mờ, xác côn trùng,..
- Không chứa các chất ăn mòn: Nước rửa kính không chứa muối, axit nhẹ là 2 trong những chất gây ăn mòn kim loại. Đảm bảo rằng loại dung dịch này không gây độc hại cho da người sử dụng và không ăn mòn cao su trên gạt cần.
- Tiệt trùng và có độ lỏng phù hợp: Tránh hậu quả vòi phun bị tắc và không thể vệ sinh được thì nên chọn nước rửa kính xe đã được khử trùng và phải giữ được độ lỏng. Bởi vì nó sẽ dễ dàng tạo lớp rêu đóng trên bề mặt kính nếu trong nước có bào tử rêu hay thậm chí đóng rêu ngay trong vòi phun và bình chứa nước.
- Nước có độ tinh khiết: Để đảm bảo không tạo thành màng keo hoặc kết tủa do chứa ion khoáng trên bề mặt kính. Đặc biệt nước có độ bay hơi thấp.
Dấu hiệu nhận biết khi xe cần thay nước rửa kính
Làm sao để biết nước trong bình rửa kính đã cạn, là câu hỏi của nhiều người lái xe. Thông thường sau đó bạn sẽ nhận thấy đèn báo sáng lên trên bảng đồng hồ hoặc nếu bạn nhấn công tắc mà nước rửa kính không phun hoặc phun rất yếu thì có nghĩa đã đến lúc bạn nên thay mới. Lưu ý cần tránh nhầm giữa bình chứa nước rửa kính với các bình khác khi thay.
Trong một số trường hợp vòi phun yếu hoặc không phun mặc dù đã thay nước rửa kính. Khả năng cao là vấn đề nằm ở mắt phun và đường ống dẫn do bị tắc khiến nước khó phun. Bạn có thể nhờ người thân mở công tắc phun nước để xem thử máy bơm có hoạt động không. Nếu máy bơm không chạy thì có thể vấn đề cũng nằm ở cả hệ thống máy bơm, lúc này bạn cần đem xe đi kiểm tra.
Xin cảm ơn đã đọc