Bỏ ngay 8 thói quen xấu khi vệ sinh nhà bếp gây hại sức khỏe

Bếp có lẽ là nơi sinh hoạt chung nhiều nhất của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nếu mắc những sai lầm khi nấu nướng sẽ khiến không gian này dễ sản sinh ra nhiều mầm bệnh. Vậy những thói quen xấu khi sử dụng bếp là gì và làm cách nào để loại bỏ chúng và vệ sinh nhà bếp hiệu quả hơn?

Những thói quen xấu khi sử dụng nhà bếp của bạn

Đây là những hành động thường lặp đi lặp lại, đặc biệt đối với những gia đình bận rộn và không có nhiều thời gian cho việc dọn dẹp.

1. Không dọn dẹp bếp sau khi nấu và vệ sinh bồn rửa

Sau khi đã nấu xong, việc vệ sinh các dụng cụ nhà bếp và bề mặt bếp sạch sẽ, bồn rửa đồng thời sắp xếp các vật phẩm về đúng vị trí là điều khá tốn thời gian. Đó là lý do khiến nhiều người thường bỏ qua hoặc khá sơ sài ở công đoạn này.

vệ sinh nhà bếp

2. Không rửa tay trước khi nấu nướng

Vì tự cảm thấy không có bất kỳ vấn đề gì khi bỏ quên thói quen rửa tay nên nhiều người vẫn xem đó là điều bình thường. Sự thật tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, đặc biệt là khi bạn đi từ bên ngoài vào.

Người đang rửa tay dưới vòi nước.

3. Dùng chung thớt cho tất cả thực phẩm

Vì muốn tiết kiệm thời gian công sức, rất nhiều chị em hiện nay đang mắc phải tình trạng là sử dụng chung các dụng cụ nấu nướng với nhau. Đây là thói quen phổ biến, tưởng như không có gì ảnh hưởng nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ bám ngược lại với thực phẩm đã được nấu chín, từ đó xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

sử dụng thớt ăn ở nhà

4. Sử dụng khăn lau bẩn

Mặc dù khăn lau đơn giản được sử dụng để lau khô chén đĩa. Nhưng một chiếc khăn bẩn đã gián tiếp đưa vi khuẩn từ khăn, bám lên chén bát, đến thực phẩm và cuối cùng là vào cơ thể chúng ta đấy.

Người đeo găng tay cao su đang lau bàn bằng khăn và bình xịt.

5. Để thức ăn chín và thức ăn sống lẫn lộn

Thức ăn sống và chín khi sắp xếp bừa bộn sẽ dễ gặp hiện tượng ô nhiễm chéo, dẫn đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó khi vệ sinh nhà bếp và đặc biệt là tủ lạnh, bạn cần bảo quản thực phẩm đã chế biến ở giá đỡ bên trên và thực phẩm sống bên ngăn dưới cùng, đồng thời đậy nắp kín để bảo vệ sức khỏe gia đình.

6. Không bật hút mùi

Nhiều bà nội trợ chủ quan không bật máy hút mùi, thông gió trong bếp mỗi khi nấu nướng. Điều này khiến cho không gian bếp bị ám mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt gia đình bạn.

7. Không sắp xếp đồ ăn một cách hợp lí là một trong những thói quen không tốt

Nhiều người có thói quen xếp đồ ăn vào tủ lạnh bằng cách ưu tiên những món yêu thích hoặc thường sử dụng ra phía trước để dễ lấy ra. Tuy vậy theo các chuyên gia về thực phẩm, phương pháp tối ưu là nên dùng sản phẩm cũ nhất trước dựa vào hạn sử dụng in trên bao bì. Việc này sẽ đảm bảo bạn dùng hết thực phẩm trước khi hết hạn cũng như tránh tình trạng lãng phí thức ăn.

8. Sử dụng hộp bảo quản nhựa

Vì giá thành rẻ và đặc tính dễ sử dụng của hộp nhựa mà sản phẩm này rất được ưa chuộng để bảo quản thực phẩm, kể cả gia vị và đựng thực phẩm trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng tốt, nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Hộp nhựa trong suốt có nắp màu xanh dương.

Tác hại của thói quen xấu khi sử dụng bếp đến sức khỏe bạn và gia đình

Những thói quen tưởng chừng như vô hại, nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta:

Vi khuẩn, bụi bẩn và côn trùng tích tụ trong không gian bếp, bồn rửa và khăn bẩn trực tiếp sẽ bám vào thực phẩm hoặc gián tiếp đi vào cơ thể và gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.

Việc không sử dụng máy hút mùi, thông gió sẽ dẫn đến lượng dư thừa carbon monoxide, nitrogen dioxide và formaldehyde – là 3 chất độc phổ biến và cũng là thành phần trong thuốc lá gây nguy cơ gây ung thư cao. Đồng thời chất này nếu hít vào cơ thể trong thời gian dài sẽ gây kích ứng đường hô hấp, ảnh hưởng đến các cơ quan và có thể gây mẩn đỏ, ngứa vùng da tiếp xúc.

Vi khuẩn và ký sinh trùng trong thực phẩm sống nếu lây nhiễm chéo sang thực phẩm chín sẽ gây ra nhiều bệnh cho cơ thể con người.

Các chất hóa học đặc biệt để tạo độ dẻo cho hộp nhựa gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Hình thành những thói quen tốt khi sử dụng bếp để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình 

Sau đây là những thói quen tích cực giúp bạn có được một gian bếp an toàn và thoải mái:

Khăn lau bát cần được thay, giặt sạch, trần qua nước sôi và phơi khô tiệt trùng thường xuyên. Đừng ngần ngại thay khăn thì khăn quá bẩn, bị rách hoặc đã qua thời gian dài sử dụng.

Phân loại thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Đồng thời hãy vệ sinh thớt đúng cách, thay vì sử dụng nước rửa bát, thì hãy sử dụng hỗn hợp chanh muối chà lên thớt rồi rửa lại với nước sạch.

Mở máy hút mùi hoặc quạt thông gió khi sử dụng bếp ga trong nhà bếp để giảm từ 60-90% chất độc ô nhiễm. Hoặc bạn có thể mở cửa thoáng khí nếu bếp của bạn không có thiết bị hút mùi này.

Bảo quản sản phẩm bằng lọ thủy tinh thay vì hộp nhựa. Nếu bạn vẫn ưa thích những chiếc hộp nhựa hãy lựa chọn loại an toàn, chất lượng cao, không độc hại và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhé.

Vệ sinh bề mặt bếp sạch sẽ, thường xuyên và ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Bạn có thể dùng hỗn hợp giấm + baking soda như một dung dịch vệ sinh nhà bếp hữu hiệu, đơn giản mà cũng không tốn nhiều chi phí.

Ngoài ra, một lựa chọn tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn nhưng không kém phần hiệu quả chính là tìm đến sản phẩm hỗ trợ vệ sinh nhà bếp. Để lau sạch bếp ga, lau tủ hay lau tường bếp thì Nước tẩy Bếp Đa Năng Elise  hoàn toàn có thể giúp bạn đảm nhiệm được hết các việc dọn dẹp.  Việc chọn lựa các sản phẩm vệ sinh nhà cửa cho gia đình sao cho thật hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn giờ đây sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết bởi đã có sự giúp sức từ Elise Việt Nam.

 

Trả lời

zalo-icon
phone-icon